Thứ Năm, 16 tháng 6, 2016

NHỮNG KHÁCH HÀNG TRUYỀN THỐNG CỦA CÔNG TY

* NHỮNG KHÁCH HÀNG TRUYỀN THỐNG CỦA CÔNG TY:
+ Hộ gia đình, Khu tập thể…
+ Trụ sở Csc Cơ quan, Ban ngành, Văn phòng công ty….
+ Trường học, Bệnh viện, Ký túc xá, Nhà ở công nhân…
+ Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Nhà máy, nhà xưởng…
+ Kho tàng, kho nông sản, kho lưu trữ, kho Quân khí…
+ Khu Sinh thái, Khu Du lịch, Nhà tưởng niệm…


* PHUN THUỐC DIỆT TRỪ CÁC LOẠI CÔN TRÙNG:
– Muỗi, Giãn, Bọ xoan…;
– Ruồi nhà, ruồi cánh cứng, ruồi giấm;
– Gián nhà, gián đất;
– Kiến các loại;
– Nhện các loại;
– Bọ chét, bọ chó, bọ mèo;
– Rận, rệp;
– Ong, bướm;
– Nhiều Côn trùng gây hại khác…
• Thuốc sử dụng để phun:
THUỐC ICON 2.5CS:
+Thành phần: lambda-cyhalothrin 25g/l và chất phụ gia.
+ Sản xuất bởi: Syngenta SCBV (Bỉ – nhập khẩu nguyên chai).
THUỐC Permethrin 50EC:
+ Thành phần: permethrin 50% w/v – dung môi 50% w/v.
+ Sản xuất bởi: Hockley International Ltd (Anh – nhập khẩu nguyên chai).
• Dụng cụ sử dụng để phun.
– Các tấm vải mềm, sạch, kích thước 3m00 x 3m20 để che phủ trước khi phun.
– Bình phun áp lực Semco (Nhật Bản) để phun tồn lưu.
– Máy phun ULV SS-20EU, 150F (NK:Hàn Quốc) để phun không gian và trần nhà.
CÁC BƯỚC XỬ LÝ CHI TIẾT:
– BƯỚC 1: Che phủ giường chiếu, đồ đạc, quần áo, chăn màn, đồ chơi,…bằng các tấm vải mềm và sạch, kích thước 3m00 x 3m20 nhằm tránh thuốc có thể gây bắn bẩn khi phun.
– BƯỚC 2:  Phun tồn lưu bên trong nhà bằng bình phun áp lực đưa hỗn hợp thuốc Icon 2,5CS (nồng độ 2%) và Map Permethrin 50EC (nồng độ 1%) phủ đều toàn bộ bề mặt tường, vách, rèm cửa, gầm giường, gầm bàn ghế,….Thuốc có tác dụng tồn lưu diệt trừ côn trùng dài ngày sau khi phun.
– BƯỚC 3::Phun không gian bên trong nhà bằng máy phun ULV đưa thuốc Map Permethrin 50EC (nồng độ 2%) dưới dạng sương mù trong không gian, các ngóc ngách đồng thời đưa thuốc lên trần cao (nơi mà bình phun áp lực không đưa thuốc tới được).
– BƯỚC 4:Thu lại các tấm vải phủ và vệ sinh nếu có vết thuốc bắn bẩn (nếu có).
* BẢO HÀNH DỊCH VỤ:
– Dịch vụ được bảo hành trong 03 tháng tính từ ngày thực hiện công việc.
– Trong thời hạn bảo hành, mỗi tháng một lần, nhân viên chăm sóc khách hàng sẽ liên lạc với Quý Khách hàng để tìm hiểu về chất lượng dịch vụ và hỗ trợ khách hàng khi cần thiết.
– Trong thời hạn bảo hành, nếu có các dấu hiệu cho thấy côn trùng có tiếp xúc với thuốc mà không bị diệt, chung tôi có trách nhiệm kiểm tra nguyên nhân và khắc phục kịp thời. Việc xử lý bảo hành dù một phần hay toàn bộ, vào ngày thường hay ngày nghỉ, ngày lễ,…Quý khách hàng đều không phải trả thêm bất kỳ chi phí nào.

Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Minh Tuấn
ĐT: 046.2925489 – 0989782883

Phòng chống mối xâm nhập công trình

Nắm được đặc điểm sinh học, chủng loại,… là những nhân tố quan trọng để lựa chọn phương pháp phòng, diệt Mối hiệu quả, tiết kiệm. Đặc biệt là quá trình, cách thức tấn công của chúng vào các công trình là 1 vấn đề quan trọng, cần nghiên cứu sâu.

Qua thực tiễn thi công, kết hợp việc nghiên cứu các tư liệu trong và ngoài nước và những chuyến đi thực tập cùng các chuyên gia nước ngoài. Bộ phận nghiên cứu của công ty Thông Tín chúng tôi đã đúc kết ra được 1 kết luận quan trọng – Mối thường xâm nhập vào công trình theo 3 cách thức cơ bản sau:
1.Xâm nhập từ dưới đất lên và từ các vùng lân cận vào công trình: Đây là cách xâm nhập phổ biến nhất và hay gặp nhất. Theo cách xâm nhập này, mối sẽ từ các tổ mối có sẵn dưới nền công trình hoặc từ các khu vực xung quanh xâm nhập vào công trình thông qua các hệ thống đường đất liên tục nối từ tổ mối đến nơi có nguồn thức ăn.
2.Xâm nhập bằng “đường không”: Tức là khi mối trưởng thành (khoảng 3 – 4 năm tuổi), chúng mọc cánh và bay ra ngoài tổ (còn gọi là hiện tượng vũ hóa – thường xuất hiện khi trời sắp mưa hoặc giông). Sau khi rụng cánh, một trong số cặp mối đó sẽ kết thành đôi với nhau và chui vào những nơi kín đáo như khuôn, khe cửa, khu vực ẩm thấp… ở trên các tầng để thiết lập tổ mối mới.
3.Xâm nhập qua đường lây nhiễm: tức là mối xâm nhập vào các công trình qua việc vận chuyển các đồ dùng đã bị nhiễm mối như: bàn, ghế, giờng, tủ, khung cửa.. từ nơi này đến nơi khác của con người.

Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2016

Những điều cần biết về loài mối và khả năng gây hại của chúng

Đặc điểm của mối
          Mối, tên khoa học Isoptera, là một nhóm côn trùng có "tính xã hội" cao. Chúng lập thành vương quốc sớm nhất. Mối hoạt động ẩn náu và sống theo đàn.
Sinh sản của mối
          Vào đầu tháng 4, tháng 5 hằng năm, mối cánh từ trong tổ bay ra, bay không lâu thì rụng cánh và bò, mối đực tìm mối cái giao phối, gặp hoàn cảnh thích hợp thì chui vào tổ sinh nở. Mối đực chuyên giao phối, mối hậu (mối chúa) là mối cái chuyên đẻ trứng; chúng là cơ sở sinh sôi đàn mối cho tổ mới. Sau khi làm tổ 10 ngày thì bắt đầu đẻ trứng, một tháng sau ấu trùng ra đời, sau hai tháng, qua mấy lần lột xác lớn lên thành mối thợ  mối lính.
Mối chúa (mối hậu): có thể sống 10 năm, có loài sống đến 25 năm; lúc đầu đẻ ít trứng, sau 4-5 năm, bộ phận sinh dục trưởng thành, mỗi ngày có thể đẻ ra 8000-10000 trứng.
Mối thợ: do nhiệm vụ đặc biệt của mối thợ mà cơ thể chúng nhỏ hơn những con khác trong tổ, các chi phát triển. Mối thợ chiếm số đông, tới 70-80% trong đàn mối, gánh vác mọi công việc trong vương quốc của mối như xây tổ, làm đường, chuyển trứng, hút nước, nuôi nấng mối non...
Mối lính: Mối lính phân hóa từ mối thợ. Mối lính có số lượng không nhiều, nhiệm vụ chủ yếu của mối lính là canh gác  tấn côngvì vậy cặp hàm trên mối lính rất phát triển với bộ hàm sắc như cặp kéo, có con còn có tuyến hàm tiết ra dịch nhũ trắng có tính axit, khi đánh nhau có thể phun chất dịch làm mê đối phương.
Thức ăn của mối
          Nguồn thức ăn của mối chủ yếu là các sản phẩm thực vật, trong đó thành phần quan trọng nhất là chất xơ (cellulose). Vì vậy đối tượng bị mối gây hại rất đa dạng.
          Thực vật sống: Nhiều loài mối lấy thức ăn từ cây sống, đặc biệt là vào mùa khô hạn, cây sống còn cung cấp nước cho chúng, nhất là các cây còn non như bạch đàn, chè sắn và các cây trồng khác.
          Thực vật khô: Ruột của loài mối nhà tiêu hoá được chất xơ nên ngoài gỗ, tre nứa tất cả các sản phẩm đựoc chế biến từ thực vật như giấy, vải…đều bị chúng phá hoại. Trên đường đến nguồn thức ăn, mối có thể đục qua nhiều loại vật liệu khác như tường thạch cao, xốp cách âm, cao su, đồng thời mang theo đất và độ ẩm làm nhiều máy móc bị hư hỏng theo.
Những con đường mối xâm nhập vào công trình, nhà cửa
- Từ các công trình, nhà của kế cận có mối, gọi là đường tiếp xúc;
- Từ đất nền, dưới đất nền đã có tổ mối, khi xây dựng không xử lý;
- Mối bay đàn, hàng năm từ các tổ mối, mối cánh bay ra và xâm nhập vào công trình. Nhiều công trình xây dựng kéo dài hai, ba năm. Khi san lấp thu dọn để sót ván cốt pha trong tường, trong đất. Mối bay đàn chui xuống, có sẵn nguồn thức ăn và gây tổ. Khi lát nền, trong nền công trình đã có cả tổ mối nên chỉ 2-3 năm đã thấy mối xuất hiện nhiều.
Gây hại của mối như thế nào
          Mối là côn trùng có hại đối với các công trình xây dựng như nhà cửa, cầu cống, thậm chí nhiều vật dụng quan trọng của con người như hồ sơ, tài niệu, giấy tờ. Sức ăn của đàn mối có thể phá hoại nhà cửa, đê diều, hồ chứa nước, thuyền bè, cầu cống..., thậm chí tiêu hủy nhiều tài liệu thư viện quý giá...
          Do cuộc sống bầy đàn với số lượng thành viên cực lớn, để chống lại tác hại của mối, không thể chỉ nhắm vào từng cá nhân đơn lẻ. Bên cạnh việc xử lý để chống lại sự xâm nhập phá hoại của bầy đàn mối, người ta còn tìm nhiều biện pháp để tiêu diệt cả hệ thống tổ mối, với mục đích quan trọng nhất là phải diệt được mối chúa
Quy trình diệt mối bao gồm các bước sau:
Kiểm tra, khảo sát: mục đích để phân loại mối từ đó có phương án phòng trừ thích hợp.
Đặt hộp nhử mối
Phun thuốc diệt mối
Kiểm tra đánh giá kết quả và bảo hành dịch vụ:
Sau khi phun thuốc tiến hành thu dọn hộp nhử mối, kiểm tra tất cả những đường đi của mối nếu không thấy các dấu hiệu của mối xông thì việc diệt mối có kết quả.
Hãy gọi cho chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí 0989782883

Gián gây hại cho con người như thế nào?

Diệt gián – Đặc điểm của gián
Gián sinh trưởng qua 3 giai đoạn: trứng, thiếu trùng và con trưởng thành. Tùy theo điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, trứng gián có thể nở thành thiếu trùng sau từ 1 đến 3 tháng. Thiếu trùng hay còn gọi là gián con thường không có cánh và dài chỉ vài milimét. Khi mới nở có màu trắng và đen dần sau vài giờ. Gián con lột xác và lớn lên, phát triển thành gián trưởng thành từ sau vài tháng đến hơn một năm tùy theo loài. Gián trưởng thành có thể có cánh hoặc không có cánh.
 Diệt Mối - Muỗi - Gián
Diệt Mối - Muỗi - Gián
Diệt Mối – Muỗi – Gián
Gián thường sống ở trong nhà, chúng phân bố ở những vùng có khí hậu nhiệt đới, ôn đới, ấm áp, ẩm thấp, có thức ăn thích hợp. Chúng sống thành đàn và hoạt động mạnh về ban đêm, còn ban ngày tìm nơi tối tăm, ẩm thấp để trú ẩn như ở hố hốc, kẽ tường, kẽ cửa, kẽ tủ, nhà vệ sinh, tủ đựng bát đĩa và đồ ăn, nơi để các thiết bị truyền thanh, truyền hình và các dụng cụ điện; ống nước và rãnh thoát nước, chuồng gia súc… Trong đêm tối, gián thường bò đi tìm thức ăn ở nhà bếp, tủ đựng bát đĩa và thức ăn, nơi thùng rác, cống rãnh thoát nước…
Gián là loài côn trùng thuộc loại phàm ăn và ăn tạp vì chúng ăn được tất cả các loại thức ăn của con người, nhưng món “khoái khẩu” nhất đối với chúng là các loại thức ăn có chất bột và đường như sữa, bơ, bánh ngọt, sô cô la… Khi không có thức ăn ngon, gián cũng có khả năng ăn cả bìa gáy sách, tủ đựng đồ đạc và trần nhà có chất bột, thậm chí cả đế giày, tấm lót giày, xác lột và xác chết của chúng, máu tươi, máu khô, phân… thậm chí gián còn cắn cả móng tay, móng chân người lớn.
Khả năng truyền bệnh của gián
Gián nhà là loại côn trùng có hại cho sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe của con người. Chúng vừa ăn vừa nôn mửa những thức ăn mà chúng đã tiêu hóa một phần và đào thải phân rải rác khắp nơi. Các chất bài tiết, nôn mửa từ miệng gián, các tuyến trên cơ thể của gián có mùi hôi đặc biệt, rất khó chịu và đọng lại rất lâu trên những vật dụng mà nó đã đi qua. Có lẽ bất cứ ai cũng có thể cảm nhận được cái mùi rất đặc trưng của loài gián sống gần gũi và làm phiền hà cho mình, một số người thường bị dị ứng với gián khi có sự tiếp xúc thường xuyên.
Hoạt động của gián nhà là bò, chạy tự do từ nhà này sang nhà khác, từ cống rãnh, vườn tược, hố rác, nhà vệ sinh… rồi vào nhà ở để trú ẩn. Chúng có thể ăn tất cả những chất thải cũng như thức ăn của con người nên thường mang và phát tán mầm bệnh tấn công con người. Gián không phải là tác nhân gây bệnh nhưng nó là trung gian truyền và phát tán một số loại bệnh đã được khẳng định hoặc nghi ngờ vì nó mang mầm bệnh tiêu chảy, kiết lỵ, dịch tả, phong, dịch hạch, thương hàn, virus bại liệt… Ngoài ra, nó còn mang các loại trứng giun đường ruột, gây tác động kích thích dị ứng, ngứa, viêm da, mí mắt và các rối loạn hô hấp khác tùy theo mức độ.
Phòng chống gián

Triệt tiêu môi trường sống yêu thích, nguồn nước và nguồn thức ăn của chúng
Gián sống được phải có nước. Chúng có thể sống một tháng không cần ăn nhưng không thể sống một tuần mà thiếu nước. Tìm tất cả các nguồn nước rò rỉ trong nhà bạn và sửa chữa chúng. Khi mất nguồn cung cấp nước, gián sẽ dễ sa vào bẫy của bạn.
Giữ nhà cửa sạch sẽ: Lau nhà thường xuyên bằng nước lau sàn. Địa điểm đầu tiên bạn cần chú ý chính là nhà bếp. Sau bữa ăn, rửa sạch bát đĩa và cất giấu thức ăn thừa cẩn thận. Đặc biệt chú ý lau dầu mỡ vương vãi trên bếp vì gián rất thích món này.
Giữ thức ăn trong hộp kín, không lưu trữ thức ăn quá hạn sử dụng. Không để trái cây trên mặt bàn.
Thu dọn thùng rác thường xuyên, nên dùng thùng rác có nắp đậy kín.
Sử dụng các thuốc xịt côn trùng