Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2016

Xử lý phòng mối từ nền móng cho công trình xây dựng

Căn cứ vào những tài liệu điều tra cơ bản ở nước ta, chỉ ở độ cao so với mặt biển từ 2000m trở lên mới không có mối. Trong thực tế hầu hết các công trình xây dựng, kể cả các ngôi nhà cao tầng, các công trình vĩnh cửu, mối đều đã xuất hiệnPhòng mối ngay khi bắt đầu xây dựng sẽ ít tốn kém, dễ thực hiện và hiệu quả cao. Vì trong trường hợp này, ta có thể chủ động áp dụng những biện pháp kỹ thuật tốt như cách ly chân tường, ngâm tẩm gỗ v.v…Đối với trường hợp sau những biện pháp trên không thể thực hiện được. Mặt khác, khi đã phát hiện thấy mối thì một số cấu kiện gỗ hoặc tài liệu thường đã bị hại, khi đó chi phí sẽ phải tăng không những về các biện pháp chống mối phức tạp hơn mà còn vì phải sữa chữa thay thế gỗ.Theo tiêu chuẩn xây dựng TCXD 204 – 1998 và TCVN 7958-2008 về: “Bảo vệ công trình xây dựng, phòng mối cho công trình xây dựng mới” thì quy trình phòng mối cho công trình xây dựng mới như sau:


Phòng mối có ba trường hợp:


1- Nhà bắt đầu xây dựng ta triển khai phòng mối ngay ( Trường hợp này gọi là tẩm nền phòng trừ mối trước khi xây dựng ) Nhược điểm là vẫn còn một số tình huống mối xâm nhập vào, chúng tùy thuộc vào môi trường xung quanh công trình.

2- Trường hợp này vẫn áp dụng với trường hợp công trình mới xây dựng, xong phòng trừ như thế nào tùy thuộc vào địa hình nơi công trình tọa lạc. Nếu làm đúng thì mới ngòng ngừa triệt để được.

3- Nhà đã xây dựng, vì khi mới xây không biết việc cần phải phòng mối. Với trường hợp này chi phí có thể rẻ hơn nhiều, an toàn hơn trường hợp 1 nhưng ít có dịch vụ nào thực hiện vì cần phải có người thợ hiểu biết sâu về các loài mối và các tập tính của chúng. Nhược điểm của phương pháp này là có thể vẫn có mối đất lên làm tổ ( Nhưng không hư hại đồ gỗ và rất hiếm khi sảy ra )

Lưu ý: Cho dù chúng ta có phòng ngừa mối bằng cách nào, sử dụng loại thuốc nào thì sau một thời gian bao nhiêu năm, thuốc sẽ hết công hiệu ( Tùy thuộc vào loại thuốc mà công hiệu ngăn ngừa mối lâu hay mau ). Khi đó chúng ta lại phải thực hiện lại.

Giá cả cho cả ba trường hợp tùy thuộc vào : Tay nghề Kỹ thuật, Chất lượng thuốc ( Giá cả về thuốc mối có sự chênh lệch rất lớn ), Trách nhiệm bảo hành ( Có xử lý cho khách hàng hay không ? và có kịp thời hay không ? )

Việc phòng ngừa mối xâm nhập là hoàn toàn cần thiết, nhất là những công trình xây dựng có sử dụng ít nhiều đồ gỗ, cho dù xung quanh chưa có công trình nào bị mối xâm nhập, còn nếu căn nhà liền kề đã có mối thì nguy cơ mối xâm nhập càng gần.
Phòng chống mối từ nền móng công trình

 Các giải pháp kĩ thuật cho việc phòng chống mối Công Ty chúng tôi đã, đang thực hiện và phát triển:
I. Xử lý phòng mối cho công trình xây dựng:
(Theo phụ lục D - Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 204 năm1998: Bảo vệ công trình xây dựng, phòng mối cho công trình mới bắt đầu xây dựng và theo Quyết định 221/1998/QĐ/BNN – XDCB của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về định mức dự toán cho công tác điều tra, khảo sát và xử lý mối).

1. Diệt tổ mối- Khi san lấp nền đất, nếu phát hiện tổ mối thì phải đào tới tổ, tưới vào vị trí tổ mối khoảng 20-30lít dung dịch thuốc chống mối 10% PMs-100(hoặc thuốc có tác dụng tương đương), không để các tàn dư thực vật như: Gỗ vụn, cốp pha, ván khuôn…

- Trong trường hợp ván khuôn bị kẹt lại mà không lấy ra được thì phải tiến hành phun thuốc có hiệu lực phòng chống mối vào đó,nhằm vô hiệu hoá nguồn thức ăn và nơi trú ngụ của mối.

2. Hào phòng mốiTạo lớp chướng ngại đứng bằng cách đào hào la các “hàng rào” bao quanh phia ngoài sát mặt tường móng công trình, nhằm ngăn ngừa mối từ các vùng lân cận và dưới lòng đất xâm nhập vào công trình.Hàng rào rộng 50cm, sâu từ 60 – 80cm tuỳ theo vùng đất xây dựng. Nếu nền đất xốp, hào phải đảm bảo sâu 80cm. Mỗi m3 đất đào lên được trộn với 12-14kg thuốc PMs-100 hoặc loại thuốc có tác dụng tương đương rồi lấp lại. Trước khi lấp, vách hào phía ngoài lót một lớp nylon.

- Sau khi lấp xong, mặt nền được lát gạch hoặc đổ betông rồi hoàn thiện.

3. Mặt nền phía trong nhà- Đào rãnh sát chân tường, rộng 30cm, sau 30-40cm kể từ lớp đất hoàn thiện. Đất đào lên được trộn 10-12kg/m3 thuốc PMs – 100 hoặc thuốc phòng mối có tác dụng tương đương rồi lấp lại.

- Trên mặt nền, trước khi đổ vữa bê tông kể cả mặt các dải cọc, dải một lớp PMs-100 với liều lượng 0,7-1 Kg/1m2 theo thời gian bảo hành ít nhất là 3 năm . Sau đó dải một lớp nilon trước khi đổ một lớp vữa lát nền.

- Chân tường, đài cọc được phun dung dịch chlorpyrifos 1%, 2 l/1m2 hoặc các thuốc khác có giá trị phòng mối tương đương .

4. Các đoạn đường ống cấp nước, thoát nước, đoạn đường có cáp điện đi qua nền nhà tầng trệt, tầng hầm (nếu có) hoặc các khe lún, kể cả các vị trí đào thêm, làm gián đoạn sự liên tục của hào chống mối phải được bổ sung thuốc phòng chống mối theo liều lượng quy định.


5. Đối với các bộ phận kết cấu, bộ phận trang trí bằng tre gỗ trong công trình như khuôn cửa, khe cửa, ốp tường … đều phải được xử lý thuốc phòng chống mối mọt.
Khi xử lý phải đảm bảo nguyên tắc: gỗ phải được gia công thành phẩm mới xử lý thuốc, nếu cắt thêm thì phải xử lý bổ sung thuốc chống mối vào các vị trí đó. Sau khi xử lý thuốc xong mới sơn hoặc quét vecni. Thuốc bảo quản gỗ ở nước ta gồm có 2 dạng:

- Dạng dung môi dầu: có thể phun , nhúng hoặc quét (thích hợp trong điều kiện sử dụng hoặc phân tán ).

- Dạng dung môi nước: Phải xử lý theo phương pháp ngâm , tẩm áp lực chân không.

Đối với các công trình phòng chống mối loại B,C,D có thể dùng hợp chất đặc chủng Lentrek 40EC phun với nồng độ 1,5 – 3% với liều lượng 5 lít phun cho một mét vuông mặt nền.

II. Phòng mối nèn móng cho nhà dân.

Do diện tích xử lý không lớn, ta chỉ cần sử dụng dung dịch Termidor hoặc Chlorpyrifos (đã pha theo tỷ lệ của nhà saphun đều lên mặt nền công trình với tỷ lệ 5 lít dung dịch/m2.

Quí khách có nhu cầu xử lý mối nền móng xin vui lòng liên hệ
Trung tâm phòng chống  côn trùng
:

Thứ Năm, 7 tháng 7, 2016

Tìm hiểu cách xâm nhập của Mối vào các công trình xây dựng.

Nhà bị mối xông
Nắm được đặc điểm sinh học, chủng loại,… là những nhân tố quan trọng để lựa chọn phương pháp phòng, diệt Mối hiệu quả, tiết kiệm. Đặc biệt là quá trình, cách thức tấn công của chúng vào các công trình là 1 vấn đề quan trọng, cần nghiên cứu sâu.

Qua thực tiễn thi công, kết hợp việc nghiên cứu các tư liệu trong và ngoài nước và những chuyến đi thực tập cùng các chuyên gia nước ngoài. Bộ phận nghiên cứu của công ty Thông Tín chúng tôi đã đúc kết ra được 1 kết luận quan trọng – Mối thường xâm nhập vào công trình theo 3 cách thức cơ bản sau:
1.Xâm nhập từ dưới đất lên và từ các vùng lân cận vào công trình: Đây là cách xâm nhập phổ biến nhất và hay gặp nhất. Theo cách xâm nhập này, mối sẽ từ các tổ mối có sẵn dưới nền công trình hoặc từ các khu vực xung quanh xâm nhập vào công trình thông qua các hệ thống đường đất liên tục nối từ tổ mối đến nơi có nguồn thức ăn.
2.Xâm nhập bằng “đường không”: Tức là khi mối trưởng thành (khoảng 3 – 4 năm tuổi), chúng mọc cánh và bay ra ngoài tổ (còn gọi là hiện tượng vũ hóa – thường xuất hiện khi trời sắp mưa hoặc giông). Sau khi rụng cánh, một trong số cặp mối đó sẽ kết thành đôi với nhau và chui vào những nơi kín đáo như khuôn, khe cửa, khu vực ẩm thấp… ở trên các tầng để thiết lập tổ mối mới.
3.Xâm nhập qua đường lây nhiễm: tức là mối xâm nhập vào các công trình qua việc vận chuyển các đồ dùng đã bị nhiễm mối như: bàn, ghế, giờng, tủ, khung cửa.. từ nơi này đến nơi khác của con người.

Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2016

Quá Trình Phát Triển của Loài Mối



Tổ Mối Gây Hại cho Nhà Cửa
Trong một tổ Mối thường có tới 1000 con Mối đến 100000 triệu con Mối trong một ổ, chúng hoạt động theo bầy đàn, mỗi đàn Mối sẽ có một con thống trị cả bầy Mối đó là Mối chúa, chức năng của Mối chúa là duy trì giống nòi sinh sản Mối con để duy trì hoạt động của một tổ Mối, hiện tại các nhà khoa học chỉ tìm ra 2700 loài mối, trong có chỉ 1200 loài gây hại, còn số còn lại chúng không phá hoại gỗ mà chúng chăn dắt các con rệp nuôi nấm chúng hút chất ngọt để sống hoặc có loài tự sản xuất nấm để chúng ăn, thường đặc tính môi trường khác nhau nên các loại Mối cũng không giống nhau, nếu môi trường đó thiếu thức ăn thì mối vẫn sẽ gây hại cho gỗ, các nhà khoa học thường lợi dụng Mối thích hút mật từ nấm mà người ta đã chế ra Thuốc từ nấm vi sinh nhằm thu hút  Mối ăn để trúng độc.

Chức Năng chính Của Các Thành Viên Tổ Mối

Trong xã hội nhà Mối thực ra thì rất nhiều loài Mối, DietCônTrung xin được giới thiệu đến bạn đọc một vài loài  Mối gây hại chủ yếu ở nhà chúng ta.

1.  Mối vua, Mối chúa được xem là con cầm đầu cũng là con sướng nhất chúng chỉ ăn và nằm đến mùa sinh sản thì đẻ trứng, chúng thường to và mập hơn các con mối khác gấp 300 lần, thân có màu trắng sữa, đầu màu nâu, chúng là con khó diệt nhất nếu đã diệt Mối mà nhà bạn một thời gian sau Mối quay lại là chứng tỏ chúng ta chưa diệt được con quan trọng nhất, mà chúng quay lại thường số lượng đông hơn lúc diệt, vì chúng được  nằm ngay trong tổ nên chúng không bao giờ ra khỏi tổ.

Loại Mối chúa sinh sản

2.  Mối cánh là Mối non trải qua  lột xác giống như các con côn trùng giáp xác  sau đó chúng cũng đi kiếm ăn như Mối thợ, chúng ta sẽ gặp Mối cánh  bay vào nhà khoảng cuôi mùa xuân và nhất là gần mùa mưa hoặc mùa mưa hay gặp tình trạng Mối cánh bay vào nhà dân, chúng dễ bị hiểu nhằm Kiến, Mối cánh chủ yếu hoạt động về ban đêm nguyên nhân chúng rất sợ con cóc và thằn lằn sẽ săn thịt chúng, loài Mối còn đặc biệt hơn 3 loại  Mối cùng loài chúng cực thích ánh sáng cứ độ ẩm xuống thấp mưa là chúng sẽ bay đến các bóng đèn và , chúng bay khoảng 20 phút thì bị gãy cánh,  Mối cánh thường bắt cặp với nhau một đực một cái sau đó chúng sẽ bò  tìm các ngách nhà chúng ta hoặc các khe hở để chúng tự lập nên một tổ Mối mới tách riêng với đàn Mối hiện tại của chúng.Điều này cực nguy hiểm vì thế chúng ta nên tắt đèn khi mùa mưa về để tránh Mối cánh bay vào nhà, và các khe hở nên chỉnh sửa cho Mối không có đường vào làm tổ.


Mối Cánh hay gặp vào trời mưa
3.  Mối Lính : chúng có cơ thể hoàn hảo hơn những con Mối khác, chúng có chất độc trong khi các con Mối khác không có theo nghiên cứ thì chúng có chất độc chứa axit màu trắn sữa, nhưng khi các con Mối lính về già chúng chuyển sang dạng độc hơn thành màu Blue. Loài Mối lính thường có tính hiếu thắng chọc chúng giận là chúng xông lên, các con Mối lính già khi bị con Mối khác khu vực chọc nó hoặc cản đường, lập tức con Mối già sẽ chiến đấu với con Mối chọc nó và kết quả cả một đội binh của con Mối già xông lên giết chết con mối đó. Chức năng của mối lính là canh phòng cho các con Mối khác ra vào tổ, báo động hộ tống Mối chúa, Mối vua khi có chuyện xảy ra.Khi có mùi lạ như các con Mối thợ vô tình trúng Thuốc Diệt Mối chúng sẽ không cho vào tổ.

Hình Mối Càng, Mối Lính

4.  Mối Thợ: Là con Mối phải đi kiếm ăn về nuôi Mối chúa, Mối vua, Mối lính, chúng có màu trắng sữa, chúng chiếm số lượng đông nhất cứ một tổ có 100000 con Mối thì chúng đã có tới 80000 con Mối thợ, 1 đôi Mối vua, Mối chúa, 1998 con Mối Lính, chúng có nhiều công việc khác nhau: con đi kiếm ăn để có thức ăn, con ở nhà xây tổ, con thì chăm sóc các con Mối con vì thức ăn thông qua nước bọt.

Mối Thợ gây hại cho nhà

Mối Liên Quan Giữa Mối và Môi Trường:

Đất và Nước:  Các động vật như Mối rất cần có đất và nước để sống chúng luôn chọn vị thế đất  thích hợp để làm ổ trú ngụ và thường ở dưới lồng đất sâu khoảng 2m, nguồn nước ngầm giúp Mối có thể xây dựng được tổ Mối và duy trì nước, nhờ đất nước chúng thiết kế cho mình hẳn một ổ mê cung trong lòng đất  với các ổ chính và ổ phụ cho tình trạng xấu sảy ra. Mối thích làm tổ cả những nơi chứa nước có gỗ xung quanh như đê đập hay các công trình có dàn giáo có gỗ, hoặc gỗ tàn dư…

Thức Ăn Chính Của Mối

Nguồn thức ăn chính của  Mối chủ yếu là gỗ, chất bột có chứa gỗ…các cây trồng sông như đinh lăng, bạch đàn, sắn, các loại thực phẩm gỗ khô như tre nứa, giấy, bìa các tông… đều bị chúng phá hoại. Trên đường đến nguồn thức ăn, mối có thể đục. Thường mối hay ăn ở nhà bạn thường là con Mối thích ăn gỗ, sách, bìa. Trừ Mối trước khi lót sàn là an toàn nhất, ván sàn, gỗ nên tẩm  Thuốc diệt mối để Chông Mối phá hoại là tốt nhất. Nhờ khoa học tiên tiến mà đã khá nhiều Thuốc có thể Chống Mối mãi mãi, nhiều gia đình thích sự đơn sơ và sang trọng nên thường dùng các loại ván gỗ lát dưới nền, và trần rất dễ có Mối nhờ những tấm ván được lót sẽ có lỗ hỏng nhỏ do dụng cụ đóng ván gây ra tạo nguồn thức ăn phong phú cho gia đình nhà Mối.

Những Tụ Điểm Mối Xâm Nhập Vào Nhà Cửa, Công Trình

Ở nước ta chủ yếu là Mối gây hại ăn gỗ là chủ yếu nên các phương pháp diệt cũng không quá khó khăn, thường đất đang bằng phẳng nổi lên một gò Mối, hoặc đùn đất  giống mùn cưa đắp trên tường lâu  ngày rơi xuống nhà. Nhờ thế chúng có thể xâm nhập từ nhiều con đường khác nhau:

-  Công trình, nhà cửa đã có Mối, hoặc có nguồn thức ăn nhiều, thích hợp Mối làm tổ  và kiếm mồi;

-  Chưa được xử lý Thuốc trong quá trình xây dựng, hoặc chưa Phòng Chống Mối;

-  Mối cánh bay vào nhà có những khe hở tạo thành nơi trú ngụ của chúng, ngoài ra Mối còn lợi dụng các con đường mà ống ngầm, dây điện.

-  Sự ẩu tả trong việc dọn dẹp công trình thi công chậm tích tụ nhiều điều kiện Mối làm tổ được.

-  Mối có thể tự xây đường hầm đưòng đi trên tường bảo vệ chúng khỏi kẻ thù.

Các bạn muốn biết thêm thông tin vui lòng gọi đến: 0989782883 Anh Tuấn & 0462925489 để được tư vấn, Mối tuy gây hại nhưng các bạn đừng lo lắng chúng tôi có thể Diệt chúng rất nhanh chóng, uy tín chất lượng, đảm bảo hài lòng khách hàng, các bạn có thể đóng góp ý kiến, thắc mắc hãy gửi  qua Email: congngheminhtuan@gmail.com chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc của quý vị.

 Chân thành cảm ơn các bạn đã ghé thăm trang web: tieudietmoi.vn hoặc web: dietmoitaihanoi.com chúc bạn một ngày làm việc vui vẻ !



Mối là một nhóm côn trùng có họ hàng gần với gián. Mối là nhóm côn trùng có đời sống xã hội cao, chúng sống tập trung thành vương quốc sớm nhất.
Mối là một nhóm côn trùng xã hội.
Đôi khi người ta còn gọi Mối là "Kiến trắng" nhưng thật ra chúng chẳng có họ hàng gì với nhau cả (thậm chí chúng còn tấn công nhau), chúng chỉ có mối quan hệ: đều là côn trùng. Mối được phân loại như là bộ cánh đều (danh pháp khoa học: Isoptera), tuy nhiên, dựa trên chứng cứ ADN, người ta thấy có sự ủng hộ cho một giả thuyết gần 120 năm trước, nguyên thủy dựa trên hình thái học, rằng mối có quan hệ họ hàng gần gũi nhất với các loài gián ăn gỗ (chi Cryptocercus). Gần đây, điều này đã dẫn tới việc một số tác giả đề xuất rằng mối nên được phân loại lại như là một họ duy nhất, gọi làTermitidae, trong phạm vi bộ Blattodea, một bộ chứa các loài gián. Tuy nhiên, phần lớn các nhà nghiên cứu ủng hộ biện pháp ít quyết liệt hơn và coi mối vẫn là nhóm có tên gọi khoa học Isoptera, nhưng chỉ là một nhóm dưới bộ trong gián thực thụ, nhằm bảo vệ phân loại nội bộ của các loài mối.
Hoạt động: Mối là côn trùng hoạt động ẩn náu theo đàn. Trên thế giới có hơn 200 loài mối, thường thấy nhất là mối nhà và mối đất cánh đen .Trong một tộc đoàn mối, mỗi nhóm cá thể thực hiện các chức năng riêng biệt được gọi là thành phần đẳng cấp. Đàn mối chỉ tồn tại khi có đủ các thành phần đẳng cấp. Một tộc đoàn mối thường có các đẳng cấp cơ bản sau:
1. Mối vua và mối chúa


Chuyên làm nhiệm vụ sinh sản. Mỗi tộc đoàn mối thường có 1 mối Vua và 1 mối Chúa, nhưng cũng có trường hợp trong một tộc đoàn mối có đến vài mối vua hoặc vài mối chúa. Mối Hậu có đầu nhỏ, bụng to (có thể dài từ 12-15cm), bộ phận sinh dục phát triển. Mối hậu có thể sống 10 năm; lúc đầu đẻ ít trứng, sau 4 - 5 năm, bộ phận sinh dục trưởng thành, mỗi ngày có thể đẻ ra 8.000 - 10.000 trứng.
2. Mối thợ

Cơ thể nhỏ, các chi phát triển, mối thợ chiếm số đông , tới 70% - 80% trong đàn mối, gánh vác tất cả các công việc trong vương quốc mối như: kiếm và chế biến thức ăn, xây tổ, làm đường, chuyển trứng, nuôi mối con, hút nước....
Mối thợ dùng đồ ăn và bùn, qua gia công kỹ lưỡng dính vào nhau để xây tổ. Có tổ mối chính và tổ mối phụ, là nơi chủ yếu để tập đoàn mối hoạt động và sinh sống. Ở Châu Phi, có loài Mối xây tổ thành gò cao trên mặt đất tới hơn 10m và rất chắc chắn tựa như pháo đài, thành lũy vậy.
3. Mối lính

Được phân hóa từ mối thợ và thường không đông có nhiệm vụ canh gác, đánh đuổi kẻ thù bảo vệ đàn. Cặp hàm trên của mối lính rất phát triển (là vũ khí lợi hại của chúng), có con còn có tuyến dịch hàm tiết ra chất nhũ trắng, khi đánh nhau có thể phun ra làm mê đối phương. Giác quan hai bên miện của mối lính rất phát triển, khi cần mối thợ phải cho mối lính ăn.
4. Mối cánh

Đây là những cá thể sinh sản thành thục, sau khi bay phân đàn chúng cặp đôi tạo thành các tổ mối mới, độc lập với quần tộc cũ.
Vòng đời sinh trưởng của mối

Thức ăn chủ yếu của Mối là chất cellulose của gỗ. Mối thợ có giác quan hai bên miệng kiểu nhai đặc biệt. Chất cellulose của gỗ khó tiêu hóa nhưng đường ruột của mối có một loại siêu trùng roi tiết ra dung môi có thể phân giải cellulose thành đường cung cấp cho mối.
Sự tồn tại của một tập đoàn mối dựa trên sự phối hợp thực hiện các chức năng một cách tự giác của các đẳng cấp. Chúng đảm bảo cho sự cân bằng về dinh dưỡng, năng lượng, vi khí hậu trong tổ, chống lại kẻ thù, đảm bảo duy trì nòi giống. Chính vì có tập tính này nên mối được gọi là côn trùng xã hội.
http://tieudietmoi.vn/category/dich-vu




PHUN DIỆT TRỪ MUỖI, GIÁN, CÔN TRÙNG

* NHỮNG KHÁCH HÀNG TRUYỀN THỐNG CỦA CÔNG TY:
+ Hộ gia đình, Khu tập thể…
+ Trụ sở Csc Cơ quan, Ban ngành, Văn phòng công ty….
+ Trường học, Bệnh viện, Ký túc xá, Nhà ở công nhân…
+ Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Nhà máy, nhà xưởng…
+ Kho tàng, kho nông sản, kho lưu trữ, kho Quân khí…
+ Khu Sinh thái, Khu Du lịch, Nhà tưởng niệm…

* PHUN THUỐC DIỆT TRỪ CÁC LOẠI CÔN TRÙNG:
– Muỗi, Giãn, Bọ xoan…;
– Ruồi nhà, ruồi cánh cứng, ruồi giấm;
– Gián nhà, gián đất;
– Kiến các loại;
– Nhện các loại;
– Bọ chét, bọ chó, bọ mèo;
– Rận, rệp;
– Ong, bướm;
– Nhiều Côn trùng gây hại khác…
• Thuốc sử dụng để phun:
THUỐC ICON 2.5CS:
+Thành phần: lambda-cyhalothrin 25g/l và chất phụ gia.
+ Sản xuất bởi: Syngenta SCBV (Bỉ – nhập khẩu nguyên chai).
THUỐC Permethrin 50EC:
+ Thành phần: permethrin 50% w/v – dung môi 50% w/v.
+ Sản xuất bởi: Hockley International Ltd (Anh – nhập khẩu nguyên chai).
• Dụng cụ sử dụng để phun.
– Các tấm vải mềm, sạch, kích thước 3m00 x 3m20 để che phủ trước khi phun.
– Bình phun áp lực Semco (Nhật Bản) để phun tồn lưu.
– Máy phun ULV SS-20EU, 150F (NK:Hàn Quốc) để phun không gian và trần nhà.
CÁC BƯỚC XỬ LÝ CHI TIẾT:
– BƯỚC 1: Che phủ giường chiếu, đồ đạc, quần áo, chăn màn, đồ chơi,…bằng các tấm vải mềm và sạch, kích thước 3m00 x 3m20 nhằm tránh thuốc có thể gây bắn bẩn khi phun.
– BƯỚC 2:  Phun tồn lưu bên trong nhà bằng bình phun áp lực đưa hỗn hợp thuốc Icon 2,5CS (nồng độ 2%) và Map Permethrin 50EC (nồng độ 1%) phủ đều toàn bộ bề mặt tường, vách, rèm cửa, gầm giường, gầm bàn ghế,….Thuốc có tác dụng tồn lưu diệt trừ côn trùng dài ngày sau khi phun.
– BƯỚC 3::Phun không gian bên trong nhà bằng máy phun ULV đưa thuốc Map Permethrin 50EC (nồng độ 2%) dưới dạng sương mù trong không gian, các ngóc ngách đồng thời đưa thuốc lên trần cao (nơi mà bình phun áp lực không đưa thuốc tới được).
– BƯỚC 4:Thu lại các tấm vải phủ và vệ sinh nếu có vết thuốc bắn bẩn (nếu có).
* BẢO HÀNH DỊCH VỤ:
– Dịch vụ được bảo hành trong 03 tháng tính từ ngày thực hiện công việc.
– Trong thời hạn bảo hành, mỗi tháng một lần, nhân viên chăm sóc khách hàng sẽ liên lạc với Quý Khách hàng để tìm hiểu về chất lượng dịch vụ và hỗ trợ khách hàng khi cần thiết.
– Trong thời hạn bảo hành, nếu có các dấu hiệu cho thấy côn trùng có tiếp xúc với thuốc mà không bị diệt, chung tôi có trách nhiệm kiểm tra nguyên nhân và khắc phục kịp thời. Việc xử lý bảo hành dù một phần hay toàn bộ, vào ngày thường hay ngày nghỉ, ngày lễ,…Quý khách hàng đều không phải trả thêm bất kỳ chi phí nào.
Dịch vụ chuyên nghiệp


Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Minh Tuấn
ĐT: 046.2925489 – 0989782883